Cảnh quan Istanbul

Khu vực lịch sử của Istanbul

Di sản thế giới của UNESCO
Thông tin khái quát
Quốc giaThổ Nhĩ Kỳ
KiểuVăn hóa
Tiêu chuẩnI, II, III, IV
Tham khảo356
Vùng UNESCOchâu Âu và Bắc Mỹ
Lịch sử công nhận
Công nhận1985 (kỳ họp thứ lần thứ 9)

Quận Fatih ứng với vùng từng là, cho tới trước cuộc chinh phục Ottoman, toàn bộ thành phố, vắt ngang qua nơi thành lũy Galata củaGenova từng hiện hữu. Những thành lũy Genoa đã bị hủy hoại phần lớn vào thế kỷ XIX, chỉ còn lại Tháp Galata, nhường chỗ cho sự mở rộng về phía bắc của thành phố[88]. Galata nay là một phần của quận Beyoğlu, trung tâm thương mại và giải trí của Istanbul xung quanh Quảng trường Taksim[89].

Cung điện Dolmabahçe, nơi đặt trụ sở chính quyền ở cuối thời Ottoman, nằm ở Beşiktaş, hướng chính bắc của Beyoğlu, qua Sân vận động BJK İnönü, sân nhà của câu lạc bộ thể thao lâu đời nhất của Thỗ Nhĩ Kỳ là Beşiktaş J.K.[90]. Ngôi làng Ortaköy cũ nằm trong Beşiktaş là nguồn gốc của Thánh đường Hồi giáo Ortaköy, dọc theo Bosphorus ở đoạn gần Cầu Bosphorus thứ nhất. Nằm bên bờ Bosphorus về phía bắc nơi đó là các yallı, hay những tòa biệt thự bằng gỗ sang trọng xây bởi các quý tộc và giới thượng lưu thế kỷ XIX làm nơi ở mùa hè[91]. Xa hơn vào đất liền, bên ngoài đường vành đai trong của thành phố là các quận LeventMaslak, các trung tâm kinh tế chính của Istanbul[92].

Ban đầu ở ngoài thành phố, các biệt thự yalı dọc theo Bosphorusnay là nhà của một số dân thượng lưu phụ cận Istanbul

Dưới thời Ottoman, ÜsküdarKadıköy nằm ngoài phạm vi đô thị Istanbul, đóng vai trò các tiền đồn yên tĩnh với những yalı và vườn bên bờ biển. Tuy nhiên, trong nửa sau thế kỷ XX, bờ châu Á chứng kiến sự đô thị hóa lớn lao; sự phát triển muộn của phần thành phố này đưa đến hạ tầng tốt hơn và quy hoạch đô thị sạch sẽ hơn so với hầu hết khu vực dân cư ở thành phố[7]. Phần nhiều bờ châu Á của Bosphorus có chức năng như vùng ngoại ô của các trung tâm kinh tế và thương mại phần châu Âu, chiếm một phần ba dân cư thành phố nhưng chỉ một phần tư lao động[7]. Như một hậu quả của sự phát triển chóng mặt trong thế kỷ XX, một phần đáng kể thành phố là gecekondu (nghĩa đen là "xây qua đêm"), chỉ những khu nhà lấn chiếm đất xây dựng bất hợp pháp[93]. Hiện tại, một số khu như thế này đã bị phá dỡ dần dần và thay thế bằng những tổ hợp nhà ở quy mô lớn hiện đại[94].

Istanbul không có một công viên trung tâm giống như những thành phố lớn khác, thay vào đó có khá nhiều không gian xanh. Công viên GülhaneCông viên Yıldız ban đầu nằm gọn trong khuôn viên của hai trong số các cung điện ở Istanbul - Cung điện Topkapı và Cung điện Yıldız - nhưng chúng được chuyển đổi mục đích thành các công viên công cộng trong những thập niên đầu của nền Cộng hòa[95]. Một công viên khác, Fethi Paşa Korusu, nằm ở một vùng đồi gần cầu Bosphorus ở Anatolia, đối diện Cung điện Yıldız. Dọc theo bờ châu Âu, và gần với Cầu Fatih Sultan Mehmet là Công viên Emirgan; từng là một điền trang tư gia thuộc về các lãnh tụ Ottoman, công viên 47 hecta này nổi tiếng về sự đa dạng thực vật và lễ hội hoa tulip hàng năm kể từ 2005[96]. Phổ biến với người Istanbul trong mùa hè là Rừng Belgrad, trải trên một diện tích 5500 hecta ở cạnh bắc của thành phố. Khu rừng vốn cung cấp nước cho thành phố và dấu vết của các bể chứa sử dụng dưới các thời Byzantine và Ottoman hiện vẫn còn[97][98].

Kiến trúc

Được xây từ thế kỷ VI, Hagia Sophia từng là một nhà thờ Kitô giáo, rồi một thánh đường Hồi giáo trước khi trở thành một bảo tàng.

Istanbul nổi tiếng chủ yếu với kiến trúc Byzantine và Ottoman, nhưng các công trình nơi đây còn phản ánh dấu ấn nhiều dân tộc và đế chế khác nhau từng cai trị thành phố này. Ví dụ của các kiến trúc Genoa và La Mã vẫn còn hiện hữu ở Istanbul bên cạnh các di tích Ottoman. Trong khi không còn lại gì trong kiến trúc thời Hy Lạp cổ điển còn tồn tại, kiến trúc La Mã cổ đại tỏ ra vững bền hơn. Các đài kỷ niệm từ Trường đua xe ngựa Constantinopolis vẫn còn thấy được trên Quảng trường Sultan Ahmet, trong khi một phần của đường dẫn nước trên cao Valens từ thế kỷ IV vẫn duy trì tương đối nguyên vẹn ở góc phía tây của quận Fatih[99]. Cột Constantinus dựng năm 330 để đánh dấu thành lập thủ đô La Mã mới vẫn còn đứng vững cách trường đua không xa[99].

Kiến trúc Byzantine sơ kỳ tuân theo hình mẫu La Mã về vòm cuốn, nhưng cải tiến yếu tố này như ở Nhà thờ Thánh Sergius và Bacchus. Nhà thờ Byzantine cổ nhất còn tồn tại-mặc dù đã hoang phế-là Tu viện Stoudios xây vào năm 454[100]. Sau khi chiếm lại được Constantinopolis vào năm 1261, người Byzantine mở rộng hai trong số những nhà thờ quan trọng nhất còn tồn tại, Nhà thờ ChoraNhà thờ Pammakaristos. Tuy nhiên, đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Byzantine, và một trong những công trình có tính biểu tượng cho Istanbul, là Hagia Sophia. Với một mái vòm đường kính 31m, nó là nhà thờ Kitô giáo lớn nhất thế giới trong hơn 1000 năm, trước khi trở thành một thánh đường Hồi giáo, và hiện nay là một bảo tàng[40].

Trong số các ví dụ về kiến trúc Ottoman lâu đời nhất ở Istanbul còn tồn tại là các pháo đài AnadoluhisarıRumelihisarı, đã hỗ trợ quân Ottoman trong cuộc công chiếm thành phố[101]. Trong hơn bốn thế kỉ sau đó, người Ottoman đã đóng một dấu ấn còn mãi lên đường chân trời ở Istanbul, xây dựng các thánh đường cao ngất và các cung điện lộng lẫy. Cung điện lớn nhất, Tokapı, kết hợp nhiều phong cách kiến trúc đa dạng, từ Baroque trong hậu cung hoàng gia tới Thư viện Enderûn theo phong cách Tân cổ điển[102]. Các vương cung thánh đường bao gồmThánh đường Hồi giáo Sultan Ahmed (Thánh đường Xanh), Thánh đường Süleymaniye và Thánh đường Yeni, tất cả chúng đều được xây trong thời hoàng kim của Đế chế Ottoman, vào các thế kỷ XVI và XVII. Trong các thế kỉ tiếp theo, và đặc biệt sau các cuộc cải cách Tanzimat, kiến trúc Ottoman nhường chỗ cho phong cách châu Âu[103]. Khu vực xung quanh Đại lộ İstiklal lấp đầy với các công trình theo phong cách Tân cổ điển, Phục hưng và Art Nouveau, những thứ còn tiếp tục ảnh hưởng tới các công trình ở Beyoğlu-bao gồm các nhà thờ, cửa hiệu, rạp hát-và các tòa nhà chính quyền như Cung điện Dolmabahçe[104].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Istanbul http://www-sre.wu-wien.ac.at/ersa/ersaconfs/ersa06... http://www.armenianow.com/news/10672/armenian_in_i... http://www.borsaistanbul.com/en/corporate/about-bo... http://www.cnngo.com/explorations/shop/mystery-sho... http://www.csmonitor.com/World/Latest-News-Wires/2... http://www.economist.com/node/4389654 http://www.emporis.com/building/centralpostoffice-... http://www.emporis.com/building/haydarpasatrainsta... http://www.f1h2o.com/races/index.php http://turkey2010.fiba.com/pages/eng/fe/10/fwcm/ev...